Cách làm chân giò hầm kỷ tử ngon bổ dưỡng

Chân giò hầm là món ngon, bổ dưỡng nhất định bạn phải thử qua ít nhất một lần. Trong chân giò có chứa rất nhiều vitamin B1, B2, B3,… canxi, sắt, protit, lipit,… và các chất dinh dưỡng khác rất tuyệt vời cho sức khỏe của con người. Chân giò có thể dùng để chế biến ra rất nhiều món ăn ngon như: chân giò hầm thuốc bắc, chân giò hầm hạt sen, chân giò hầm nấm đông cô, hay chân giò hầm đu đủ,… đều rất ngon và đem đến rất nhiều công dụng bổ ích khác nhau. Chân giò hầm có thể giúp kích thích tuyến vú, tăng tiết sữa ở phụ nữ sau sinh. Trẻ em còi cọc, gân xương yếu được cải thiện. Hay điều trị chứng mất ngủ, ăn không ngon ở người lớn tuổi và tăng sinh tinh, mạnh gân cốt ở nam giới,… Do đó, hôm nay Ngon.online sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm chân giò hầm kỷ tử ngon, bổ dưỡng này.

Nghe cái tên gọi có vẻ cao sang và kỳ công. Tuy nhiên cách làm chân giò hầm kỷ tử lại không quá khó và phức tạp tại nhà. Đây là một món ăn rất dễ làm, các chị em có thể tự tay thực hiện được tại nhà. Để có thể làm món chân giò hầm kỷ tử thơm ngon và đậm đà, các chị em chỉ cần chú trọng vào độ lửa và thời gian hầm trong quá trình nấu là được. Các chị em hãy tham khảo ngay công thức cách làm chân giò hầm kỷ tử này ở bên dưới nhé.

cách làm chân giò hầm kỷ tử
Hướng dẫn cách làm chân giò hầm kỷ tử ngon và bổ dưỡng

Nguyên liệu

  • Chân giò chắt thành từng khúc – 0.5kg
  • Hạt dẻ – 180g
  • Kỷ tử – 2 thìa
  • Đậu nành khô – 30g
  • Nước – 4 lít
  • Khoai mỡ – 60g
  • Gừng – 2 lát
  • Vỏ cam khô – 1 miếng
  • Một ít muối

Cách làm chân giò hầm kỷ tử

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đậu nành khô, bạn đem đi ngâm nước cho nở trước khi sử dụng tầm 5 phút.
  • Khoai mở bạn rửa sạch rồi gọt vỏ và thái thành từng miếng mỏng vừa ăn.
  • Gừng gọt vỏ rồi thái thành từng lát mỏng vừa ăn.
  • Chân giò sau khi mua về, bạn đem chân giò rửa sạch lại với nước. Sau đó, kiểm tra lần nữa xem có còn xót cọng lông nào không thì dùng nhíp nhổ đi cho sạch.
cách làm chân giò hầm kỷ tử
Để làm món chân giò hầm kỷ tử bạn cần chuẩn bị chân giò, kỷ tử, gừng, khoai mỡ,…

Bước 2: Cách làm chân giò hầm kỷ tử

Sau khi đã chuẩn bị các nguyên vật liệu xong, bạn chuẩn bị một chiếc nồi sâu lòng, cho đầy nước (4 lít) vào sao cho nước đủ ngập chân giò và bắc lên bếp. Đợi nước sôi thì bắt đầu cho chân giò vào hầm. Khi nước bắt đầu sôi trở lại thì bạn dùng một cái muỗng vớt bỏ lớp bọt nổi lên trên đi. Sau đó, bạn hạ lửa xuống để liu riu. Trong quá trình hầm chân giò, nếu thấy có bọt tiếp tục nổi lên thì bạn cứ vớt bỏ đi nhé. Vì đây là những chất dơ co trong giò heo ra. Nếu vớt càng kỹ, nước dùng sẽ càng trong và ngon.

Để phần bì chân giò có màu trắng đẹp, bạn có thể làm theo cách như sau:

  • Bạn bắc 2 nồi nước đầy sao cho đủ ngập chân giò. Một nồi bạn cho 1 muỗng muối và 1 thìa giấm trắng vào đun sôi. Đợi khi nước bắt đầu sôi, bạn cho chân giò chần sơ qua hỗn hợp nước giấm và muối khoảng 2 – 3 phút. Rồi vớt chân giò ra và cho ngay vào nồi nước sôi đã chuẩn bị sẵn bên cạnh. Sau đó, bạn tiếp tục hầm chân giò ở lửa liu riu và vớt bọt như bình thường.

Kế đến, bạn tiếp tục hầm chân giò tới khi chân giò bắt đầu mềm thì cho tiếp các nguyên liệu gồm: hạt dẻ (180g), kỷ tử (2 thìa), đậu nành khô (30g), khoai mỡ (60g), gừng lát, vỏ cam (1 miếng) vào và tiếp tục đun thêm tầm 15 – 20 phút nữa. Để biết món chân giò hầm kỷ tử đã đạt chưa, bạn dùng đũa nhấn vào tất cả các nguyên liệu. Nếu thấy tất cả các nguyên liệu đều đã chín, mềm thì có thể tắt bếp.

cách làm chân giò hầm kỷ tử
Sau khi chân giò đã bắt đầu mềm, cho toàn bộ các nguyên liệu còn lại vào và hầm thêm chút nữa thì tắt bếp

Khi hầm, các chị em nhớ lưu ý là chúng ta chỉ hầm ở lửa liu riu thôi nhé. Như vậy các nguyên liệu mới từ từ chín tới và thơm ngon, nước dùng mới trong và bổ dưỡng. Thông thường, hầm như vậy nếu dùng nồi thường sẽ rất lâu. Có khi hầm lên tới 2 đến 3 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nếu nhà chị em nào có nồi áp suất thì hãy tận dụng ngay em nó nhé. Nồi áp suất giữ nhiệt rất tốt. Do đó, sử dụng nồi áp suất không những giúp hầm chân giò mềm ngon, không quá bở mà còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian nữa.

Bước 3: Trình bày

Sau khi hầm xong, các chị em múc chân giò hầm kỷ tử vào bát và có thể bày ra bàn cho cả nhà cùng thưởng thức. Món chân giò hầm kỷ tử chúng ta có thể dùng để ăn kèm với bánh mì hoặc bún đều rất ngon. Tuy nhiên, nhà mình thường dùng để húp không thì thấy hương vị món chân giò hầm đậm đà và thơm ngon hơn.

Cách làm chân giò hầm kỷ tử không quá phức tạp và khó làm. Tuy nhiên thời gian hầm hơi lâu. Trong quá trình đó, các chị em có thể hẹn giờ và đi làm chuyện khác sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Ngoài ra, nếu nhà bạn không thích ăn món chân giò hầm kỷ tử thì hãy thử tham khảo thêm các cách làm chân giò hầm hạt sen, chân giò hầm ngải cứu hay cách làm chân giò hầm thuốc bắc nữa nhé.

Chúc các chị em thành công.