Cách nấu chè hoa cau cực ngon, cực hấp dẫn

Việt Nam là nơi hội tụ nền văn hóa ẩm thực phong phú. Cái đẹp ấy vừa mang nét giản dị mà cũng rất tinh tế. Nếu là một bà nội trợ siêng năng hẳn là bạn đang tìm cách làm tăng thêm tình cảm gia đình từ nền ẩm thực dân dã ấy. Bạn nghĩ sao nếu lựa chọn của bạn là tìm hiểu cách nấu chè hoa cau đậm đà vào cuối ngày.

cach-nau-che-hoa-cau-cuc-ngon-cuc-hap-dan-hinh-anh-1

Hương vị đậm đà từ món chè hoa cau

Cách nấu chè hoa cau thật sự không khó các bạn nhé. Chè hoa cau – cái tên gợi lên rất nhiều cảm tình và hình ảnh. Chắc chắn sẽ có bạn nhầm lẫn rằng nó được nấu với nguyên liệu chính là hoa cau. Nhưng thực không phải vậy. Nét tương đồng giữa những chùm hoa cau và hạt đậu xanh đã giúp cho nền ẩm thực Việt Nam có một tên chè nhẹ nhàng đến như vây.

Chè hoa cau là một món ăn dân dã của nhiều gia đình Việt Nam tuy nhiên cuộc sống bận rộn ngày nay đã lấy đi của chúng ta nhiều thời gian để làm những món ăn bổ sung cho gia đình như vậy. Hương vị của chè hoa cau phù hợp với mọi lứa tuổi nhất là trẻ con rất thích ăn ngọt kèm với vị lạnh. Nhưng trên thực tế hiện nay rất ít người biết nấu chè hoa cau đúng điệu. Vậy thì ngay bây giờ hãy xách giỏ và chuẩn bị nguyên liệu để cùng hiện thực hóa cách nấu chè hoa cau nào cả nhà ơi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Nguyên liệu để nấu một nồi chè hoa cau rất đơn giản. Lưu ý với bạn là tùy vào số lượng người ăn mà bạn có khối lượng nguyên liệu phù hợp nhé (đây là phần dành cho 2 người ăn thôi).

cach-nau-che-hoa-cau-cuc-ngon-cuc-hap-dan-hinh-anh-2

  • Đậu xanh: 300g (nguyên liệu chính)
  • Bột bắp: 200g
  • Đường phèn: 200g
  • Lá dứa: 10 cộng
  • Vani: 2 ống
  • Nước cốt dừa: 700g

Cách nấu chè hoa cau cực ngon

Mọi thứ đã sẵn sàng rồi chúng ta bắt đầu thôi nào. Xin bật mí nhỏ với bạn là chúng ta có thể dùng đậu xanh bóc vỏ hoặc không miễn sạch sẽ là được. Đậu này chúng ta ngâm 3 giờ đồng hồ (Hoặc có thể ngâm qua đêm đều được. Khi chúng ta ngâm lâu đậu dễ nở bung trông rất đẹp) trong nước cho đậu mềm. Bạn có thể cho thêm một ít muối vào để đậu mềm và có vị bùi hơn nữa.

Bạn thích đậu xanh chưa bóc vỏ thì phải đãi cho thật sạch vỏ. Sau đó dùng nồi cơm điện nấu chín. Nếu lần đầu làm bạn sợ nhão hay cháy khét thì cho vào hấp cách thủy. Lúc ngâm bạn quên bỏ muối vào thì trong công đoạn này bạn có thể bỏ muối vào. Lưu ý hấp cho hạt đậu nở vừa bung, không hấp quá chín vì đậu sẽ nhão không ngon về sau.

Bây giờ là giai đoạn ”chông gai” nhất của chè hoa cau đây. Bạn cho 2 lít nước đun sôi sau đó đường phèn vào. Điều chỉnh lượng nước và lượng đường cho hợp với khẩu vị của bạn. Nếu ăn ngọt có thể cho thêm đường phèn hoặc ăn nhạt thì cho thêm nước vào bạn nhé. Khi đường đã hòa tan hoàn toàn, bạn cho 150g bột bắp vào vừa cho thêm nửa bát nước vào nồi. Nước sôi lại thì chúng ta tắt bếp.

Sắp cán đích rồi đây bạn ơi. Cách nấu chè hoa cau sẽ chỉ bạn phải làm gì nhé. Khi đã xong nồi nước đường, chúng ta lấy đậu đã hấp chín lúc nãy vào rồi từ từ khuấy đều tay. Phải thật nhẹ và đều tay để đậu của chúng ta không bị nát. Như vậy thì món chè hoa cau mới hoàn hảo được. Sau đó chúng ta cho thêm vani vào nhẹ nhàng khuấy đều. Hương vani hoặc tinh dầu hoa bưởi đều được bạn nhé. Chiết xuất vani là từ lan nên mang lại mùi hương rất tinh khiết và dễ chịu. Tạo nên sự cuốn hút cho món chè hoa cau đấy.

Giai đoạn nấu nước cốt dừa cũng quan trọng không kém. Đây giống như gia vị cho món chè của chúng ta vậy. Vì vậy ta phải tỉ mỉ trong khâu này. Vị nước cốt dừa làm tăng thêm độ thơm, độ sánh, độ béo, độ ngọt và tính chân quê của chén chè. Lưu ý bạn phải lọc sạch cặn dừa trong nước cốt để khi ăn chúng ta không có cảm giác bị sượng. Lấy dừa vắt thành 500ml nước cốt. Lá dứa rửa sạch bó thành bó bỏ chung vào đun với nước cốt. Sau 5 phút bạn cho thêm ít bột năng vào tạo độ sánh cho nước dừa, nêm vào đó ít muối cho thêm phần đậm đà rồi tắt bếp.

cach-nau-che-hoa-cau-cuc-ngon-cuc-hap-dan-hinh-anh-3

Vậy là món chè hoa cau của chúng ta đã thành công rồi. Múc ra một bát đậu xanh và cho thêm một ít nước cốt dừa nữa. Thật tuyệt vời đùng không nào? Vị ngọt của bát chè không chỉ ngọt của đường mà còn ngọt bởi tình cảm của người nấu. Ăn bát chè bạn sẽ cảm thấy được tấm lòng những người mẹ, người chị gởi vào trong chén chè.

Tuy nhiên để ngày càng hoàn thiện món chè hoa cau này hơn bạn phải đặt ra một tiêu chuẩn nha. Đó là chè chúng ta nấu không quá khô ,không quá nhão, không có mùi khét (điều này rất dễ xảy ra khi chúng ta dùng nồi cơm điện lần đầu). Nước dừa phải có màu trắng đục. Chè hòa quyện được vị ngọt, vị bùi, vị béo là 3 mùi đặc trưng của món chè này. Đặc biệt là đậu xanh không bị nát mà nở bung nhẹ như hoa cau thì mới gọi là chè hoa cau các bạn nhé. Món này ăn vào mùa nóng thì kèm đá hoặc để lạnh sẽ lằm tăng tính hấp dẫn. Nếu là ngày đông gia đình quây quần với những chén chè nóng thì ấm áp còn gì bằng.

Hôm nay, trên đường về nhà bất chợt lại dạo về mùi hương của chén chè hoa cau làm bạn bồi hồi. Đừng ngạc nhiên. Bởi trong cái hương đặc quyện ấy là giá trị tình người, giá trị đất nước chưa bao giờ phai nhạt. Cách nấu chè hoa cau sẽ nối nhịp bạn và mọi người.

Chúc các bạn thành công.