Nội dung chính bài viết
Dưa hành đã trở thành một trong những món ăn kèm không thể thiếu vào các ngày lễ, Tết. Trong bài viết dưới đây, NGON.ONLINE xin giới thiệu đến bạn cách làm dưa hành ngon, không sử dụng hóa chất và đặc biệt cực đơn giản.
Bạn có thể dễ dàng muối dưa hành tại nhà với các công thức đơn giản
TOP 2 cách muối dưa hành ngày Tết cực đơn giản
Cách làm dưa hành ngon truyền thống (căn bản)
Nguyên liệu:
- 1 kg hành củ (hành tím hoặc hành trắng đều được).
- 5 lít nước lọc.
- 250 gram muối.
- 1 thìa canh đường trắng.
- 2 thìa dấm hoặc rượu trắng.
- Nước vo gạo.
Các bước thực hiện:
- Hành sau khi mua về ngâm vào nước vo gạo vài tiếng (có thể ngâm qua đêm) để loại bỏ bụi bẩn và hơi bong lớp vỏ.
- Bóc lớp vỏ và cắt rễ của hành. Sau đó vớt hành ra để ráo nước.
- Xếp dưa hành vào lọ, trộn đều với 200 gram muối và để khoảng từ 1 – 2 ngày. Thi thoảng nhớ xóc đều lọ để hành ra hết nước đen.
- Sau 1-2 ngày, bạn hãy vớt hành ra.
- Chuẩn bị 1 cái nồi nhỏ, tiếp tục cho nước, đường, muối vào và đun sôi.
- Để hỗn hợp nguội bớt ở nhiệt độ phòng, khi hỗn hợp vẫn còn hơi ấm thì cho rượu trắng/ dấm vào.
- Xếp hành củ vào lọ mới, kế tiếp đổ hỗn hợp nước, đường, muối và rượu trắng đã đun sôi bên trên vào.
- Đậy nắp kỹ, để nơi thoáng mát trong khoảng 1 tuần là có thể dùng được.
Cách muối hành bằng nước mắm
Nguyên liệu:
- 1 kg hành củ (hành tím hoặc hành trắng đều được).
- 5 lít nước lọc.
- 2 thìa cà phê muối.
- 6 thìa canh đường trắng.
- 2 thìa dấm hoặc rượu trắng.
- Nước vo gạo.
Các bước thực hiện:
- Củ hành sau khi mua về ngâm vào nước vo gạo để sạch bụi bẩn và để vỏ hơi bong ra.
- Bỏ vỏ và rễ hành, sau đó vớt hành ra để ráo nước.
- Ngâm hành trong muối loãng 1 ngày để khử mùi hăng và giúp củ hành giòn hơn.
- Chuẩn bị nồi bắt lên bếp và cho vào hỗn hợp gồm mắm, đường, giấm, nước lọc, khuấy đều.
- Khi hỗn hợp đã sôi, bạn tắt bếp và để nguội.
- Vớt hành củ ra khỏi nước muối loãng, để ráo.
- Xếp hành vào lọ, sau đó chế hỗn hợp mắm, đường, giấm và nước lọc đã nguội vào.
- Đậy kín lọ hành, để ở nơi thoáng mát trong khoảng 1 tuần là có thể dùng được.
Yêu cầu thành phẩm
- Hành sau khi muối không bị ủng, nổi váng.
- Mùi hành không quá hăng, khi ăn có vị ngọt, mặn, chua và giòn.
Những lưu ý trong cách làm dưa hành ngon
Sơ chế kỹ nguyên liệu:
Ngoài chọn nguyên liệu chất lượng ở những nơi uy tín, bạn cũng cần thực hiện khâu sơ chế kỹ. Điều này không chỉ khiến món dưa hành muối thêm ngon mà còn giúp đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn.
Nêm gia vị:
Khi đã thành thạo những cách làm dưa hành ngon trên, bạn nên linh hoạt tăng hoặc giảm mức gia vị (đường, muối, dấm,…) tùy theo khẩu vị của mỗi người. Ngoài ra, bạn còn có thể thêm tỏi, ớt để tăng hương vị cho món dưa hành ngày Tết.
Cách muối hành không bị váng:
Để hành không bị váng, bạn cần chú ý cho hỗn hợp nước ngập hết hành trong suốt thời gian muối. Mẹo ở đây là bạn có thể dùng đũa, tăm hay vật nặng nhấn cho hành luôn chìm trong nước muối. Nhờ đó, hành sau khi muối sẽ chín đều và không bị váng.
Làm thế nào để bảo quản dưa hành được lâu?
- Cho dưa hành vào vào lọ và để nơi thoáng mát để bảo quản.
- Có thể phơi hành với nắng xuân để hành giòn và lâu hư hơn.
- Sau khi đã lấy dưa hành ra khỏi lọ thì nên dùng ngay, không nên để qua bữa.
- Nếu muốn hành bớt hăng hơn, trước khi dùng bạn nên rửa sơ qua nước muối ấm và bóc đi lớp hành ngoài cùng.
- Trong trường hợp sau khi ăn mà dưa hành còn dư, bạn tuyệt đối không đổ lại vào lọ. Nguyên nhân là phần dưa hành đã tiếp xúc với không khí bên ngoài, nếu đổ vào có thể khiến phần còn dưa hành còn lại bị hư.
Ngoài cách muối dưa hành ngày Tết, bạn cũng chú ý bảo quản để thời hạn sử dụng được lâu
Cần chú ý gì khi dùng dưa hành muối trong dịp Tết?
Hành củ có tính cay, nóng, thường được dùng để điều trị cảm cúm trong Đông Y. Ăn hành muối trong dịp Tết không chỉ giúp cơ thể ấm hơn (đặc biệt ở những khu vực có thời tiết se lạnh vào mùa xuân), mà còn tránh được tình trạng đầy bụng do thịt mỡ, bánh chưng và các món ăn nhiều dầu mỡ gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn dưa hành muối cũng như cần chú ý ăn sao để không gây hại cho cơ thể, cụ thể:
- Người đang mắc các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, huyết áp,… thì không nên ăn dưa hành muối vì có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ thêm.
- Tránh ăn dưa hành muối quá nhiều vì có thể làm cho cơ thể nóng và bị ngứa.
- Không ăn dưa hành có mùi lạ hoặc bị nổi váng.
Hương vị ngày Tết chắc chắn sẽ không thiếu những món ăn kèm đặc trưng như bánh chưng, dưa món... Trong đó củ kiệu cũng là một trong những món ăn đặc trưng trong ngày Tết ở các vùng Nam Bộ, với công thức chế biến rất đơn giản nhưng…
Trên đây là 2 cách làm dưa hành ngon và cực kỳ đơn giản. Chúc các chị em sẽ thực hiện thành công để mâm cơm trong dịp Tết cổ truyền sắp tới thêm đa dạng, phong phú!