2 cách làm giấm gạo và giấm chuối ngon tự nhiên không lo hóa chất

Giấm – một trong những hương vị bí ẩn tạo nên sự độc đáo trong các món ăn ngon của chúng ta. Các bạn hãy cùng Ngon.online vào bếp để biết cách làm giấm gạo và cách làm giấm chuối ngon tự nhiên sử dụng tại nhà mà không lo sợ hóa chất nhé.

17 Tuyệt chiêu cách pha nước chấm ngon tổng hợp (phần 2)

Cách pha nước chấm nem ngon đậm đà cho cả nhà

Giấm gạo

cách làm giấm gạo

Chuẩn bị

  • Cơm
  • Đường
  • Men bia
  • Lòng trắng trứng
  • Một chiếc nồi dùng để nấu
  • Một miếng vải lọc
  • Lo thủy tinh sạch dùng để đựng nước giấm gạo.

Cách làm giấm gạo

  • Cơm bạn đem ngâm trong nước sạch ít nhất là 4 tiếng. Hoặc bạn có thể cho cơm vào nước sạch ngâm qua đêm trong tủ lạnh.
  • Tiếp đến, bạn cho hỗn hợp qua miếng vải lọc, chắt lấy nước. Còn phần xác cơm bạn đem bỏ đi.
  • Phần nước cơm vừa chắt ra. Cứ mỗi một bát nước, bạn pha với ¾ bát đường tạo thành một hỗn hợp rồi khuấy đều cho tan.
  • Kế đến, bạn cho hỗn hợp nước cơm và đường này lên nồi đun trong khoảng 20 phút ở lửa vừa. Rồi tắt bếp để qua một bên đợi hỗn hợp nguội
  • Sau khi hỗn hợp đã nguội, bạn cho men bia vào với tỷ lệ 1:1. Rồi ủ trong vòng 5 – 7 ngày cho hỗn hợp lên men. Và khoảng 4 tuần sau thì hỗn hợp sẽ bắt đầu có mùi thơm.
  • Cuối cùng, bạn cho hỗn hợp lên bếp đun sôi với lòng trắng trứng theo tỷ lệ 40 (nước cơm, đường) : 2 (lòng trắng). Rồi để nguội là có thể thưởng thức rồi nhé.

Cách làm giấm gạo của chúng ta cũng không quá khó để thực hiện tại nhà phải không nào.

Giấm chuối

cách pha nước chấm ngon

Chuẩn bị

  • Nước dừa tươi – 1 lít
  • Nước lọc (nước đun sôi để nguội)
  • Rượu trắng với nồng độ trên 30 độ – 100ml
  • Chuối – 5 ~ 6 quả
  • Lọ thủy tinh sạch có thể tích khoảng 10 lít

*** Lưu ý: Bạn có thể dùng chuối xứ hay chuối xiêm chín. Hoặc để cho dễ dàng, bạn có thể chọn mua các loại chuối quả to thông thường để làm giấm chuối đều được.

Cách làm giấm chuối

Bước 1: Sơ chế các nguyên vật liệu

Lo thủy tinh 10 lít bạn đem rửa sạch, tráng nước sôi rồi để ráo.

Chuối, bạn bóc bỏ vỏ và tước bỏ phần chỉ bao quanh thân chuối.

Bước 2: Cách làm giấm chuối

Nước dừa tươi, rượu và chuối bạn cho vào lọ thủy tinh.

Tiếp đến, bạn cho nước lọc vào khoảng 80% thể tích lọ thủy tinh rồi đậy nắp lại. Bạn cho lọ hỗn hợp của chúng ta bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Bạn cứ để yên hỗn hợp như vậy trong khoảng 45 – 60 ngày. Bạn nhớ là đừng có di chuyển hay xê dịch hỗn hợp nhé. Tùy theo điều kiện thời tiết mà trên bề mặt hỗn hợp sẽ xuất hiện một lớp men vi sinh trắng đục. Lớp men vi sinh này được gọi là “con giấm”. Càng để lâu thì lớp men này càng dày lên và trông như một con sứa lớn.

Bước 3: Chiết nước giấm ra sử dụng

Khi lớp men vi sinh này xuất hiện thì dung dịch hỗn hợp ban đầu của chúng ta bắt đầu trở thành giấm chua. Để càng lâu thì độ chua của giấm càng đậm hơn. Do đó, sau khoảng thời gian ủ, các bạn hãy nếm thử xem độ chua đã vừa ý chưa thì nhẹ tay chiết nước giấm ra sử dụng. Khi chiết giấm ra, bạn nhớ lưu ý cẩn thận kẻo làm vỡ lớp men vi sinh trên bề mặt nhé.

Sau khi chiết hết nước giấm chuối ra ngoài, trong bình lúc này sẽ còn lại xác chuối và “con giấm”. Lúc này, bạn vẫn để nguyên như vậy. Bạn pha thêm 8 lít nước đường vào với tỷ lệ pha nước đừng là 1 bát đường : 6 bát nước lọc.

Ở lần 2 này, nước đường sẽ mau chua và nhanh chóng trở thành giấm hơn. Khi giấm đã đạt được độ chua vừa ý thì bạn lại chiết nước giấm ra. Và pha một hỗn hợp nước đường mới vào ủ tạo giấm để dành xài dần.

Bước 4: Gây thêm hũ giấm mới

Cứ mỗi lần chiết nước giấm ra và cho lượng nước đường mới vào. Khi nước đường mới ủ lên men sẽ tạo thêm một lớp “con giấm” mới mỏng hơn và lớp “con giấm” đầu tiên sẽ càng ngày càng dày.

Lúc này, bạn phải gây lọ giấm mới vì những “con giấm” này càng ủ lâu sẽ càng dày lên và choáng hết diện tích.

Để gây lọ giấm mới, bạn chỉ cần nhẹ tay hớt một lớp “con giấm” sang hũ mới rồi pha nước đường vào ủ như bình thường là được.

Sau khi gây giấm được 3 lần thì bạn hãy vớt xác chuối bỏ đi.

Ngoài ra, khi làm giấm, bạn nhớ chú ý bảo quản ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời nhé.

Bước 5: Cách sử dụng và bảo quản

Giấm sau khi chiết ra, đem lọc qua lưới vải mịn để giấm được trong và đẹp. Nước giấm lúc này của chúng ta đã có thể sử dụng được ngay.

Nếu bạn muốn để dành dùng dần thì hãy bắc nồi giấm lên bếp đun sôi, để nguội rồi cho vào chai đậy kín.

Khi giấm để lâu chưa dùng tới, phía trên bề mặt nước giấm sẽ tiếp tục kết lớp màng vi sinh (con giấm). Hiện tượng này là bình thường, bạn vẫn có thể sử dụng. Đừng tưởng hư mà đổ đi nhé.

Giấm chuối của chúng ta sau khi làm xong sẽ có màu trắng trong, hơi đục. Bạn cũng có thể dùng thơm chín để làm giấm thay chuối. Nhưng như vậy giấm sẽ có màu hơi vàng và không được trong.

Vậy là bạn đã biết cách làm giấm gạo và cách làm giấm chuối có màu trong đẹp, ngon tự nhiên mà không sợ hóa chất rồi nhé. Cũng không quá khó phải không nào. Các bạn hãy thử làm ngay tại nhà nhé. Chúc các bạn thành công với công thức cách làm giấm gạo và cách làm giấm chuối ngon này. Và đừng quên chia sẻ để ủng hộ Ngon.online nha.

Theo Ngon.online tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *