Thực đơn cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên tăng cân đều

Khi tròn 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu có nhu cầu được ăn dặm song song với bú mẹ để có đủ năng lượng giúp cơ thể phát triển tốt. Trong bài viết sau, NGON.ONLINE sẽ giới thiệu đến mẹ thực đơn cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi siêu đơn giản nhưng vô cùng thơm ngon và “chất lượng” nhé.

1. Gợi ý thực đơn cho bé ăn dặm 7 ngày trong tuần

Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé trong 7 ngày mà mẹ có thể tham khảo:

Thứ 2: Súp khoai tây

Khoai tây chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cùng hàm lượng kiềm cao, giúp thúc đẩy lợi khuẩn, giảm nồng độ axit trong cơ thể từ đó cải thiện hệ tiêu hóa non nớt của bé. Đặc biệt, Anthocyanin có trong khoai tây còn giúp ngăn chặn sự bám dính của các virus nhiễm khuẩn, hạn chế ốm vặt, cho con khỏe mạnh hơn.

Nguyên liệu

  • 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • ½ củ khoai tây.

Cách thực hiện

  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, sau đó hấp cho chín mềm.
  • Cho sữa và khoai tây hấp vào máy xay nhuyễn.
  • Rây qua lưới để hỗn hợp mềm mịn là có ngay món súp khoai tây thơm ngon, bổ dưỡng.

bộ thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

Súp khoai cây có vị ngọt dịu rất dễ ăn, phù hợp khẩu vị bé.

Thứ 3: Cháo yến mạch

Rất nhiều bà mẹ lựa chọn yến mạch trong thực đơn cho bé ăn dặm vì không chỉ có vị ngon hấp dẫn mà còn giàu khoáng chất. Trong đó, yến mạch chứa nhiều Canxi, Phốt pho… giúp phát triển hệ xương. Đồng thời, với hàm lượng chất xơ dồi dào và ít chất béo, yến mạch còn giúp giảm lượng Cholesterol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bé khỏi tình trạng ốm vặt trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch.

Nguyên liệu

  • 50gr yến mạch cán nhỏ.
  • 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách thực hiện

  • Nấu chín yến mạch, nghiền nhuyễn.
  • Tiếp theo cho sữa vào yến mạch, nấu nhỏ lửa đến khi được hỗn hợp sánh mịn thì tắt bếp.

>> Tìm hiểu thêm: Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật

Thứ 4: Bơ nghiền sữa

Bơ là một loại trái cây giàu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, bởi nó có chứa lượng lớn các khoáng chất (như Kali, Magie, Canxi, Natri…) và vitamin (A, B, C, K, E…) giúp bé phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não. Chưa kể, quả bơ còn chứa chất béo tốt, hỗ trợ phát triển não bộ và hệ thần kinh, cho bé thông minh hơn và tăng cường tư duy.

Đặc biệt, hàm lượng chất xơ dồi dào (chiếm 80% quả bơ), còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón, cho bé êm giấc, êm bụng. Chính vì thế, mẹ có thể kết hợp bơ với sữa để biến tấu món ăn dặm của bé thêm thơm ngon.

Nguyên liệu

  • 30gr bơ chín.
  • 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách thực hiện

  • Bơ rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát mỏng rồi nghiền nhuyễn.
  • Cho sữa vào trộn đều là hoàn thành.

thực đơn cho bé ăn dặm

Món bơ nghiền sữa dù thơm ngon nhưng có cách làm cực kỳ đơn giản.

Thứ 5: Canh củ cải

Củ cải là một thực phẩm tuyệt vời, chứa nhiều nước và chất xơ có tác dụng thải độc, làm sạch đường ruột, hỗ trợ gan loại bỏ độc tố, ngừa táo bón, đồng thời tăng cường tiết dịch tiêu hóa và mật giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Các vitamin (A, C, B6) và khoáng chất (Canxi, Sắt, Kali, Mangan…) có tác dụng chống oxy hóa tốt. Đặc biệt, củ cải còn có khả năng kiểm soát sự phá hủy hồng cầu và điều chỉnh lượng Bilirubin trong máu, ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ nhỏ.

Nguyên liệu

  • 60gr củ cải trắng.
  • 5gr vỏ cam khô.
  • 2 quả táo gai sống.
  • 5gr đường phèn
  • 600ml nước.

Cách thực hiện

  • Củ cải, vỏ cam khô và táo gai rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào và nấu với 600ml với lửa to.
  • Khi hỗn hợp sôi, mẹ tiếp tục để lửa liu riu khoảng 10 – 15 phút nữa cho hỗn hợp mềm.
  • Vớt bỏ vỏ cam và múc ra chén, để nguội là hoàn tất.

Thứ 6: Súp lòng đỏ trứng

Trong lòng đỏ trứng gà chứa nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như vitamin A (giúp sáng mắt), vitamin D (hỗ trợ hệ xương và răng thêm cứng cáp), vitamin E (tăng cường miễn dịch, giảm ốm vặt), vitamin K (giảm lượng đường trong máu và có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu) cùng nhiều khoáng chất khác như Kẽm, Sắt, Đồng. Ngoài ra, lòng đỏ trứng còn chứa chất béo Omega 3 còn giúp phát triển trí não và cải thiện trí nhớ.

Nguyên liệu

  • 1 quả trứng gà.
  • 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách thực hiện

  • Trứng gà luộc hoặc hấp chín, sau đó mẹ tách lấy ½ lòng đỏ trứng, nghiền nhuyễn.
  • Cho sữa công thức vào, trộn đều.
  • Lọc qua rây cho hỗn hợp mịn là hoàn tất.

thực đơn cho bé ăn dặm 7 ngày

Ngoài có màu cam đẹp mắt giúp kích thích sự thèm ăn của bé, súp lòng đỏ trứng còn giàu dinh dưỡng, cho bé khỏe mạnh hơn.

>> Tìm hiểu: Cách nấu ăn cho bé 7 tháng tuổi

Thứ 7: Ngũ cốc gạo táo

Táo là loại trái cây giàu Boron – một chất giúp cơ thể hấp thụ Magie và Canxi tối ưu, cho bé khỏe mạnh, chắc khỏe xương. Đồng thời, nguồn vitamin C dồi dào trong táo cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn hay cảm lạnh trong giai đoạn đầu đời. Chưa kể, hàm lượng Pectin và chất xơ cao cũng giúp trẻ tiêu hóa tốt, ngừa táo bón, tiểu chảy. Vì vậy, mẹ có thể nấu món ngũ cốc gạo táo cho bé ăn dặm để vừa mới lạ, vừa giàu dinh dưỡng.

Nguyên liệu

  • 1 quả táo.
  • Một thìa bột ăn dặm cho trẻ.

Cách thực hiện

  • Táo rửa sạch, cắt miếng nhỏ và bỏ lõi.
  • Hấp táo đến khi chín mềm thì nghiền hoặc xay nhuyễn.
  • Cho bột ăn dặm vào táo, trộn đều và lọc ra rấy cho thật mịn.

Chủ nhật: Cháo rau

Rau xanh là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin (A, C…), khoáng chất (Kali, Mangan, Sắt…), chất xơ và ít calo, giúp cải thiện tiêu hóa, ngừa táo bón, tăng cường miễn dịch cho bé. Không những thế, rau còn cung cấp cho bé một lượng nước, giúp giảm tình trạng khô da, cơ thể thiếu nước gây suy nhược. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên nấu cháo rau cho bé ăn dặm nhé.

Nguyên liệu

  • 3 – 4 lá rau tùy chọn (bông cải xanh, cải bó xôi, mồng tơi, rau ngót…)
  • 2 thìa cafe cháo trắng.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch rau, thái nhỏ.
  • Tiếp theo, mẹ tiến hành nấu cháo theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước.
  • Khuấy đều và mở lửa nhỏ đến khi cháo nhừ thì lọc qua rây cho cháo thêm mịn.

lưu ý gì khi con đang trong giai đoạn ăn dặm

Món cháo rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng bé nào cũng thích.

2. Mẹ cần lưu ý gì khi con đang trong giai đoạn ăn dặm?

Trong thời gian đầu tập ăn dặm, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng cho con:

2.1. Cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm của bé, mẹ cần cân đối 4 nhóm dưỡng chất gồm:

  • Chất đường bột (có trong gạo, khoai, bắp, ngũ cốc): Có vai trò cung cấp năng lượng chính cho cơ thể và tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào.
  • Chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa): Mang lại rất nhiều lợi ích như tăng trưởng cân nặng và thể lực; tăng sức đề kháng; phát triển não bộ; cải thiện tiêu hóa; tham gia vào quá trình hình thành tế bào mới.
  • Chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật): Tham gia vào quá trình kiến tạo màng tế bào, phát triển hệ thần kinh, đồng thời giúp bé trở nên mũm mĩm, đáng yêu hơn.
  • Vitamin và khoáng chất (trái cây, rau củ): Đây là dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện như cải thiện hoạt động của cơ quan nội tạng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa,…

2.2. Hạn chế nêm nếm gia vị

Khi trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ chỉ nên sử dụng muối để nêm nếm thức ăn của trẻ và không nên sử dụng bất cứ loại gia vị nào khác. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt, hơn nữa các cơ quan trên cơ thể vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, đặc biệt là thận chưa thể thích ứng và thực hiện tốt chức năng loại bỏ chất thải.

Lưu ý: Bé 6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1,5 gram muối/ngày bởi nếu thừa muối, bé sẽ có nguy cơ bị còi xương, biếng ăn và dễ hình thành thói quen ăn mặn về sau.

2.3. Thay đổi thực đơn theo độ tuổi của bé

Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé là khác nhau. Bởi khi dần lớn, các hoạt động thường ngày khiến bé giải phóng năng lượng nhiều hơn nên việc tăng thêm khẩu phần ăn là cần thiết.

Ngược lại, hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn tập ăn dặm chưa thể thích nghi tốt, vì vậy mẹ nên ưu tiên các thức ăn dễ tiêu hóa và mềm.

Chẳng hạn, khi 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên dùng những nguyên liệu mềm, mịn như bơ, chuối, khoai tây… để chế biến bữa ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng, mẹ có thể bổ sung và chế biến những thực phẩm thô hơn cho bé như cà rốt, thịt, cá…

2.4. Đừng quên bổ sung sữa

Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ vẫn nên cho con uống sữa để nhận được đầy đủ dinh dưỡng. Đối với trẻ không bú mẹ thì có thể chọn sữa công thức thay thế. Trong đó, mẹ nên ưu tiên các dòng sữa “thân thiện” với hệ tiêu hóa bởi lúc này bé rất dễ bị táo bón.

Friso Gold là gợi ý mà mẹ không nên bỏ qua bởi sản phẩm này giúp bé dễ tiêu hóa, giảm nguy cơ chướng bụng, khó tiêu sau ăn dặm nhờ đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên được bảo toàn sau quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột). Hơn nữa, chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides còn giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, cho con thoải mái hấp thu gần như toàn bộ dưỡng chất, giúp quá trình ăn dặm hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, Friso Gold còn sử dụng nguồn sữa từ 100% giống bò thuần chủng Hà Lan, giúp êm dịu đường tiêu hóa còn non nớt của bé.

Trên đây là gợi ý thực đơn cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên khoa học, bổ dưỡng, giúp bé tăng trưởng đều đặn. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các lưu ý trên để biến tấu thêm nhiều món ăn ngon, giúp bé đỡ ngán khi tập ăn dặm nhé!

 

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/thuc-don-an-dam-truyen-thong-cho-be-6-thang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *