Cách làm kiệu ngon giòn ngày Tết

Tết nhất là thời gian gia đình tụ hợp bên mâm cơm, đón những vị khách phương xa hay những người thân trong gia đình. Ngày nay, mọi thứ đều có thể mua sẵn ở chợ hay siêu thị nhưng được tự tay chuẩn bị một hũ củ kiệu ngâm đường trắng giòn thì sẽ thật hạnh phúc. Học cách làm củ kiệu ngâm đường ngon mà hợp vệ sinh để an tâm hơn cho bửa ăn của gia đình và người thân. Mời bạn cũng tham khảo cách làm củ kiệu ngâm đường để chuẩn bị cho một cái Tết thật sum vầy nhé.

Chia sẻ cách làm bánh tét truyền thống

Cách làm giá đỗ muối chua ăn liền tại nhà

> Cách làm dưa muối truyền thống hấp dẫn

Chuẩn bị nguyên liệu làm củ kiệu ngâm đường

cach lam cu kieu ngam duong
Cách làm củ kiệu ngâm đường chua ngọt ngon cho ngày Tết

Nguyên liệu để làm kiệu ngon cực kỳ đơn giản, không cầu kỳ và rất dễ tìm. Bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau:

  • Củ kiệu – 1kg
  • Muối hột
  • Đường
  • Giấm 1 lít
  • Tôm khô

Cách làm củ kiệu ngâm đường ngon, giòn

Các nguyên liệu đã sẵn sàng, bây giờ chúng ta cùng bắt tay vào thực hiện cách làm kiệu thôi.

Bước 1: Cách làm củ kiệu ngâm đường ngon

Kiệu sau khi mua về rửa sạch qua một lần với nước. Sau đó cho kiệu vào ngâm với dung dịch hỗn hợp gồm 1,5 lít nước cùng với 5 muỗng cà phê muối hột. Ngâm củ kiệu trong dung dịch nước muối này trong vòng 30 phút thì vớt ra ngay. Bạn lưu ý là chúng ta không nên ngâm củ kiệu với nước muối quá lâu. Vì như vậy củ kiệu sẽ bị úng và mềm, rất dở.

huong dan cach lam dua kieu
Ngâm kiệu tươi rửa sạch vào nước muối

Canh vừa đúng 30 phút thì chúng ta vớt kiệu ra, cắt bỏ phần đuôi và rễ củ kiệu đi. Rồi rửa lại kiệu thật sạch với nước. Ở bước này, khi cắt, bạn chú ý không nên cắt quá sát phạm đầu kiệu. Như vậy, kiệu sẽ rất dễ bị úng do ngấm nước khi ngâm lâu.

cach lam kieu ngam duong
Sơ chế làm sạch kiệu trước khi cho vào ngâm

Tiếp đến, bạn tiếp tục lấy một cái thau pha 1 lít nước với 1 muỗng cà phê phèn chua đã giã nhuyễn. Sau đó tiếp tục ngâm củ kiệu đã cắt bỏ đuôi và rễ ở trên vào dung dịch nước pha phèn chua. Chúng ta sẽ để kiệu ngâm như vậy trong khoảng một ngày. Mục đích của việc ngâm củ kiệu với phèn chua như vậy là để kiệu có màu trắng đẹp.

Sau một ngày ngâm kiệu trong phèn chua, bạn vớt kiệu ra rửa sạch. Rồi cho kiệu vào ngâm ngay với nước đá lạnh khoảng 1 giờ đồng hồ nữa. Việc làm như vậy giúp cho củ kiệu đạt được độ giòn và ngon hơn.

Tiếp đến, sau khi ngâm xong, bạn trải củ kiệu ra khay. Rồi đem toàn bộ khay ra phơi nắng để củ kiệu rút bớt nước và tăng độ giòn, ngon. Phơi nắng được khoảng 1 ngày nữa thì chúng ta có thể đem củ kiệu vào cắt bỏ phần lớp màng. Rồi làm sạch lại rễ hay đầu kiệu còn bẩn. Vậy là chúng ta đã xong phần chuẩn bị củ kiệu. Bây giờ chúng ta tiếp tục đến với bước tiếp theo nào.

cach lam cu kieu ngon
Phơi kiệu dưới trời nắng to 2-3 ngày

Bước 2: Ngâm kiệu với đường

Cách 1:

Bạn lấy một cái keo (thẩu) sạch, có thể dùng hũ keo bằng thủy tinh hay bằng nhựa plastic đều được. Sau đó lần lượt sắp kiệu vào hũ. Một lớp kiệu rồi đến 1 lớp đường phủ lên trên. Cứ như thế, bạn làm lần lượt đến khi hết số lượng kiệu đã chuẩn bị. Tiếp đến, bạn đậy nắp lại và bắt đầu ngâm kiệu như vậy khoảng 7 ngày sau cho đường tan ra hết và đã có thể dùng được.

cach lam cu kieu ngon
Xếp kiệu vào hủ với một lớp kiệu là một lớp đường

Cách 2: Ngâm kiệu với nước giấm đường

Sau khi cho kiệu vào hũ bạn chuẩn bị tiếp phần nước thắng giấm đường để ngâm kiệu như sau:

– Đầu tiên, bạn đổ 1 lít giấm vào nồi. Rồi cho tiếp 100gr đường cùng với 1 muỗng cà phê muối (có thể không cần cho muối nếu khẩu vị của bạn không thích vị mặn trong kiệu) vào đun sôi ở lửa vừa.

– Đợi đến khi hỗn hợp vừa sôi, bạn nếm hỗn hợp xem vị đã được chưa. Hỗn hợp đúng chuẩn sẽ có vị chua chua, ngọt ngọt vừa đủ. Không quá chua cũng không quá ngọt. Nếu bạn muốn hỗn hợp có thêm chút vị mặn mặn thì cho thêm một chút muối vào khuấy cho tan rồi tắt bếp và để nguội hẳn.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong phần nước ngâm kiệu rồi. Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp nước giấm và đường vào cho đến khi ngập kiệu. Dùng nắp đậy kín tránh gió lọt vào và để nơi thoáng mát, có thể sử dụng được từ 2 – 4 ngày.

Kiệu sau khi ngâm xong sẽ có màu trắng tươi. Ăn vào thấy giòn giòn, không bị úng đầu hay bị mềm. Cảm nhận tiếp là vị chua chua, ngọt ngọt bởi sự lên men tự nhiên cùng nước thắng giấm đường. Củ kiệu thường ăn kèm với tôm khô sẽ rất ngon. Tôm khô bạn mua loại ngon để dành trong tủ lạnh, khi ăn thì múc một ít củ kiệu trong hũ ra ăn cùng với tôm khô là ngon hết sẩy.

Cách chọn củ kiệu ngon để ngâm đường

Để món dưa kiệu ngâm đường đạt chuẩn, thì khâu lựa chọn nguyên liệu ban đầu rất quan trọng. Kiêu tươi cần chọn phải là những củ tươi, nhỏ vừa phải không nên chọn những củ quá to khi ăn sẽ rất cay, có mùi hăng mạnh và không ngon. Ngoài ra nên chọn mua củ kiệu không bị trầy xướt, giập nát, có màu trắng đều và tươi xanh. Bạn nên chọn loại kiệu Huế là ngon nhất vì kiệu vừa phải không quá lớn sẽ giúp gia vị thấm đều hơn.

Cách làm củ kiệu ngâm đường ngon nhìn chung khá đơn giản, chỉ cần một chút kiên nhẫn trong khâu chuẩn bị và ngâm kiệu thôi. Món kiệu ngâm đường là món ăn mộc mạc, chuẩn bị nhanh chóng khi ăn chỉ cần dọn ra dĩa là có thể ăn ngay. Ngày Tết, làm gì thì làm nhất định phải có một dĩa củ kiệu thì mới cảm nhận được đầy đủ không khí Tết. Món ăn đặc biệt này làm cho hương vị của bữa cơm của những ngày xuân thêm đầm ấm và ngon miệng. Chúc bạn thành công với công thức cách làm củ kiệu ngâm đường ngon vừa rồi nhé.