Nội dung chính bài viết
Nước mắm cá cơm vị ngon, thơm nồng, người người nhà nhà đều yêu thích. Nhưng bạn có biết, nước mắm cá cơm có thể tự ủ tại nhà vừa ngon vừa đảm bảo an toàn cho gia đình. Công thức ủ cá cơm làm nước mắm cực kỳ đơn giản mà bạn không nên bỏ qua đâu nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu làm nước mắm
Để tạo ra nước mắm thơm ngon, đúng chuẩn, bạn cần cẩn thận, tỉ mỉ ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị như sau:
Nguồn cá
Nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên nước mắm ngon đậm đà, tròn vị chính là cá. Cá làm mắm không được ươn vì sẽ làm mắm giảm chất lượng và nặng mùi. Hiện nay, có nhiều loại cá dùng làm mắm nhưng nguyên liệu làm ra mắm ngon nhất là cá cơm Than.
Cá cơm Than bắt đầu xuất hiện nhiều từ khoảng tháng 8 đến tháng 2 hàng năm. Trong đó, thời điểm cá béo và ngon nhất là khoảng tháng 10-12. Nếu mua số lượng nhỏ thì nên chọn các tàu đánh bắt trong ngày. Cá có độ tươi nhờ thời gian đi biển ngắn. Nên chọn cách ướp muối ngay sau khi cá lên thuyền (kiểu Phú Quốc) để cá giữ độ tươi ngon.
Vào đúng thời điểm tháng 10 -12, cá cơm béo và ngon nhất nên sẽ tạo ra nước mắm ngon và chất lượng.
Nguồn muối
Hãy chọn muối tinh khiết không lẫn tạp chất và được lưu trữ ít nhất 1 năm. Điều này sẽ loại bỏ bớt các ion Ca, Mg, K – những thành phần gây chát, nóng cổ, đắng giúp muối “ngọt” hơn.
Cách làm nước mắm cá cơm thơm ngon tại nhà
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, hãy tiến hành làm nước mắm cá cơm theo các bước dưới đây:
– Bước 1: Rửa sạch và phơi cá cơm.
Cá cơm tươi đem rửa thật sạch, ngâm qua nước muối pha loãng khoảng 20 phút, vớt ra để ráo rồi đem phơi cho cá dập mình.
– Bước 2: Ướp cá cơm với muối theo tỷ lệ chuẩn là 1: 3 và đem ủ chượp.
Rửa sạch hũ đựng, tráng qua 1 lớp nước sôi, sau đó ướp cá với muối theo tỉ lệ muối cá có thể là 3:1 hoặc 10:4. Từ đây, hỗn hợp cá muối còn được gọi là chượp. Hãy làm lần lượt 1 lớp muối rải đáy hũ, rồi đến 1 lớp cá, làm như vậy cho đến khi hết số cá và muối. Có một mẹo nhỏ đó là thêm 3-5% thơm (dứa) xay nhỏ vào khối chượp. Cuối cùng, đậy 1 lớp nilon sạch sát mặt cá, rải thêm 1 lớp muối nữa lên trên, vừa dùng làm sức nén, vừa tạo môi trường kỵ khí (ép hết khí ra ngoài) rồi đậy kín nắp hũ, để nơi thoáng mát.
– Bước 3: Tháo nước bổi ra khỏi thùng.
– Sau khoảng 2-4 ngày, khi cá đã ăn muối, tiến hành mở nút lù tháo nước trong khối chượp ra khỏi thùng. Nước này được gọi là nước bổi. Đem nước bổi này phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, khuấy đảo thường xuyên. Đạm trong nước bổi có hàm lượng khá cao nhưng chưa chế được vì còn khá tanh.
– Bước 4: Ủ chượp và đảo lại định kỳ.
Khi rút nước bổi ra, tất nhiên khối chượp chỉ còn 60-70% so với ban đầu. Lúc này, cần cho thêm chượp vào đến khi đầy thùng thì đậy một lớp nilon lên mặt. Ép cho tấm nilon dính sát vào khối chượp, tiếp tục đổ lên đó lớp muối mỏng để thêm sức ép, tạo môi trường kỵ khí cho khối chượp, tránh vi khuẩn háo khí có thể sinh ra dòi bọ. Muốn cá thủy phân nhanh hơn, cứ nửa tháng bạn mở nắp, dùng đũa sạch (đã nhúng qua nước sôi), khuấy hũ mắm đều lên.
– Với 3kg cá thì chỉ sau khoảng 6 tháng là có thể dùng mắm được. Thời gian ủ chượp từ nhà thùng càng lâu, khoảng 12 tháng thì nước mắm sẽ tuyệt vời hơn do cá lúc ấy đã thủy phân trọn vẹn. Nước mắm thành phẩm vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon với màu sắc hấp dẫn.
Phải ủ nước mắm trong một thời gian khá lâu từ 6 đến 12 tháng mới có thể sử dụng được.
>>> Xem thêm: Cách pha nước mắm ngon không phải ai cũng biết
Những lưu ý khi tự làm nước mắm cá cơm tại nhà
Công đoạn cầu kỳ, khá mất thời gian.
Nếu cuộc sống quá nhiều bận rộn, bạn khó có thể dành thời gian tự làm nước mắm tại nhà. Không những vậy, phải cần ít nhất 6 tháng ủ chượp, nước mắm mới có thể sử dụng được.
Thay vì vậy, các chị em có thể lựa chọn những sản phẩm nước mắm cá cơm có sẵn trên thị trường chẳng hạn như nước mắm Nam Ngư. Đây là sản phẩm nằm trong Top 3 thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn, đạt chuẩn an toàn cho sức khỏe và hương vị thơm ngon, sánh đậm. Sản phẩm này được làm từ cá cơm, ủ chượp và đóng chai hoàn toàn tại Phú Quốc.
Vị nước mắm nguyên chất có nhiều độ đạm nên có vị mặn gắt, cần pha chế để dễ ăn hơn.
Nước mắm nguyên chất nhà làm có độ đạm cao nên có vị mặn gắt, khó ăn. Chính vì vậy, bạn cần pha với gia vị khác như đường, giấm, chanh, nước,..sẽ không chỉ làm giảm độ mặn của mắm mà còn tạo nên bát nước chấm thơm ngon.
Hãy sử dụng nước mắm giảm mặn để bảo vệ sức khỏe tim mạch của cả gia đình.
Hy vọng công thức làm nước mắm cá cơm tại nhà ở trên sẽ giúp các chị em có thể tự làm nước chấm thơm ngon, an toàn cho sức khỏe gia đình nhé. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: https://giavichinsu.com/mon-ngon-tu-ca-com-tuoi.html